Các chuyên gia y tế cho biết, gánh nặng về bệnh mạn tính không lây có thể kéo giảm nếu mọi người chú ý tăng cường vận động kết hợp chế độ ăn lành mạnh. Trong đó, sử dụng dầu cá như một nguyên liệu có hoạt tính sinh học được xem là giải pháp dinh dưỡng cần thiết hiện nay.
Bệnh mạn tính không lây: Nguy cơ không thể xem thường
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, các bệnh mạn tính không lây như tim mạch, đái tháo đường, hội chứng rối loạn chuyển hóa… đang là “thủ phạm” gây ra 60% số ca tử vong trên thế giới và sẽ còn tăng trong tương lai.
WHO dự báo, đến năm 2020, số ca tử vong do các bệnh mạn tính sẽ chiếm gần 3/4 tổng số ca tử vong trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, tình trạng mắc các bệnh mạn tính không lây đang là mối đe dọa đối với sức khỏe cộng đồng. Theo ước tính, tỷ lệ tử vong do mắc bệnh mạn tính không lây chiếm khoảng 75% tổng số cas tử vong ở Việt Nam.
Theo TS.BS Trương Tuyết Mai (Viện Dinh dưỡng Quốc gia), để quản lý và điều trị các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng, người ta tập trung chủ yếu vào biện pháp tăng cường vận động và chế độ ăn lành mạnh. Trong chế độ ăn, việc sử dụng các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp thay thế cho thực phẩm có đường huyết cao là một trong những giải pháp cần thiết đối với người có nguy cơ thừa cân, béo phì, đái tháo đường, hội chứng rối loạn chuyển hóa… Trong đó, những thực phẩm được chế biến từ nguyên liệu chứa hoạt tính sinh học giúp cho cơ thể có sự ổn định về các chỉ số sinh hóa như đường máu, mỡ máu… là một biện pháp trực tiếp và có hiệu quả đối với nhóm bệnh kể trên.
Phòng bệnh không khó
Mặc dù các nhà khoa học chưa thống nhất về lượng dầu cá cần bổ sung để có hiệu quả phát huy vai trò của acid béo omega-3 nhưng Hiệp hội tim mạch Hoa kỳ (AHA) đã đưa ra một khuyến cáo chung, khuyến khích những người không có tiền sử bệnh tim mạch nên ăn các loại cá khác nhau ít nhất 2 lần/tuần. Đối với những người từng có một trong những biểu hiện của bệnh tim mạch, AHA khuyến cáo việc bổ sung mỗi ngày 1g EPA và DHA. Những người cần hạ thấp mức triglyceride máu được khuyên dùng 2 - 4g EPA và DHA mỗi ngày.
Từ tháng 9-2004, Cơ quan quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phê chuẩn “công bố đối với sức khỏe” về tác dụng giảm nguy cơ bệnh mạch vành tim đối với các thực phẩm chứa acid béo omega-3 EPA và DHA.
TS.BS Trương Tuyết Mai cho biết: “Trong những năm qua, đã có nhiều nghiên cứu của các tác giả trên thế giới làm sáng tỏ vai trò, tác dụng của dầu cá đối với các bệnh mạn tính không lây”. Một số nghiên cứu đã chứng minh về vai trò của dầu cá giúp cải thiện trí nhớ và tăng khả năng tập trung, phòng bệnh tim mạch, cải thiện sức khỏe nói chung. Những người hay ăn cá thường thông minh và sống lâu hơn những người ít ăn cá. Dầu cá cũng rất tốt cho phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ, giúp cải thiện trí thông minh của trẻ. Dầu cá chứa acid béo omega 3 có hiệu quả tích cực trong việc giảm viêm sưng và giảm đau với những người bị đau do viêm khớp, đau lưng, đau tuyến tiền liệt và giảm các triệu chứng thường gặp của các bệnh nhân tiểu đường.
3 loại acid béo không no có trong dầu cá giúp cho mắt được tinh tường hơn, tăng cường thị lực, giảm nguy cơ mắc các vấn đề về mắt như cận thị, loạn thị, viễn thị, thậm chí mù, lòa. Những người thường xuyên ăn cá và bổ sung dầu cá thường ít mắc các bệnh về mắt do thành phần DHA trong dầu cá giúp bảo vệ mắt. Các nghiên cứu mới đây cũng chứng minh hiệu quả của dầu cá trong việc ngăn ngừa một số loại ung thư như ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú, ung thư da và ung thư ruột kết…
Tập đoàn Sao Mai An Giang đã đầu tư nghiên cứu công nghệ và dây chuyền sản xuất dầu ăn tinh luyện từ cá tra, basa. Bước đầu, Sao Mai đã sản xuất thành công 2 dòng sản phẩm là dầu cooking và dầu trộn (gọi chung là dầu cá cao cấp Ranee). Kết quả kiểm tra chất lượng và đánh giá cảm quan của của nhóm nghiên cứu thuộc Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho thấy, dầu cá Ranee có đủ các thành phần acid béo không no như nhóm acid béo omega-3, 6, 9 cùng DHA, EPA. Đây là những thành phần có lợi cho sức khỏe, làm giảm nguy cơ về các bệnh mạn tính không lây.
Theo Saga / Trí Thức Trẻ