Ông Lê Thanh Thuấn: “Ai nuôi cá cho IDI mà lỗ thì chính tôi lấy tiền túi ra bù”
22/01/2022
(ĐTCK) “Đó là khẳng định có căn cứ và có cơ sở minh chứng cho mô hình vùng nuôi liên kết giữa IDI và nông dân là hoàn toàn đúng đắn. IDI đã đi trước xây dưng thành công chuỗi sản xuất cá tra khép kín, phù hợp với quy luật thị trường bởi sự hài hòa lợi ích đôi bên", ông Lê Thanh Thuấn, Chủ tịch HĐQT Công ty IDI chia sẻ.
Nắm tay nhau thật chặt
Tháng 1/2020, Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Đa quốc gia (IDI) đã tổ chức tổng kết 12 năm ứng dụng mô hình vùng nuôi liên kết do doanh nghiệp này đề xướng và thực hiện thành công trong hơn 1 thập niên. Tại thời điểm đó, tuy giá cá tra nguyên liệu trên thị trường đã rớt xuống mức thấp (dao động từ 17.000 - 18.000 đồng/kg), khiến cho hàng loạt hộ nuôi Đồng bằng Sông Cửu Long rối rít tìm doanh nghiệp tiêu thụ, nhưng các thành viên liên kết với IDI vẫn “sống khỏe”, khi được Công ty mua vào theo hợp đồng với giá 25.000 đồng/kg.
Chăm chút từng bữa ăn cho cá.
Lãnh đạo Công ty IDI chia sẻ: “Chúng tôi đã chi từ 600 - 700 tỷ đồng để bù lỗ vào sự chênh lệch. Công ty chấp nhận chịu thiệt để giữ chữ tín trong kinh doanh một khi cam kết bao tiêu cá thương phẩm cho hộ nuôi”.
Việc làm hết sức ý nghĩa ấy đã giải cứu nghề nuôi cá tra ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long khỏi bờ vực phá sản và duy trì cho đến ngày nay. Đồng thời, thể hiện được tâm tính biết quí trọng “những cộng sự đắc lực” của Công ty trong câu chuyện hợp tác, mà không phải doanh nghiệp thủy sản nào cũng có đủ “khí - chất” để làm.
Qua cách ứng xử đó, mối lương duyên giữa doanh nghiệp và hộ nuôi như được tiếp thêm sức mạnh từ niềm tin để họ cùng đồng hành trên chuyến đi rất dài còn đang ở phía trước.
TS. Lê Anh Tuấn - Giám đốc Hoạch định Chiến lược Đầu tư của Dragon Capital cho rằng, trong đầu tư, có lúc cần sự cô đơn, sự can đảm, dám đối đầu, có thể là đi ngược thị trường hiện tại. Có rất nhiều nguyên lý - nguyên tắc trong sản xuất kinh doanh nhưng không gì vượt qua chân lý hai chữ “thủy - chung” trong mối quan hệ tương quan về lợi ích.
Từ phát triển vùng liên kết nguyên liệu đến chiến lược tăng lợi thế cạnh ranh
Hiện nay, Công ty IDI có vùng nguyên liệu trên 400 ha, trong đó mô hình liên kết khoảng 350 ha, cung cấp trên 10.000 tấn cá/tháng, đảm bảo nguyên liệu ổn định cho 3 nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu hoạt động liên tục.
Cho đến nay đã qua 13 năm có hơn duy trì và ngày càng khẳng định hướng đi phù hợp. Mô hình liên kết với nông dân đã giúp IDI hoàn toàn chủ động được nguồn nguyên liệu. Công ty tự tin và rất linh động thực hiện nhiều mục tiêu quan trọng; nâng cao năng lực sản xuất, tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ ra toàn cầu. Nhiều năm liên tục, IDI giữ vững vị trí TOP đầu trong các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản lớn nhất Việt Nam, đóng góp tích cực vào ngành hàng chiến lược quốc gia.
“Nguồn hàng của IDI rất dồi dào nhờ vào việc chủ động vùng nguyên liệu. IDI hoàn toàn tự tin trong kinh doanh vì điều đó”, ông Lê Văn Chung - Tổng giám đốc công ty cho biết.
Giữ tay nhau thật lâu.
IDI có hậu phương vững chắc, chất phát, nhân hậu, thủy chung giúp cho tiền tuyến “tả xung - hữu đột” trên mặt trận thương trường nhiều sóng to gió lớn.
Vùng nguyên liệu xanh bát ngát.
Nhìn lại công tác phát triển vùng nguyên liệu thủy sản để nhận diện sự khởi sắc mới ở nông thôn, nơi IDI đầu tư, để thấy hết sự “bao dung” của công ty này dành cho nông dân vùng Đất Chín Rồng ở những thời điểm khó khăn hay hoàng kim của nghề nuôi cá tra.
Thực tế hóa từ mô hình liên kết phát triển vùng nguyên liệu của IDI như chất xúc tác tạo sức thuyết phục chủ trương lớn của Chính phủ về xây dựng nông thôn mới.
Sẵn sàng cho những hải trình xa.
Những kết quả “biết nói” ở diện tích, sản lượng xuất khẩu có thể cân đong đo đếm được, còn sự ổn định đời sống từ vật chất đến tinh thần của rất nhiều hộ nuôi thông qua những hợp đồng bán cá cho IDI thì không thể sánh bằng con số cụ thể.
Tất cả đã được đánh giá khách quan qua những câu chuyện thật cảm động không kém phần thú vị. Có dịp nào đó, mọi người hãy ghé thăm và hàn huyên với các hộ nuôi trong vùng liên kết của IDI. Những cảm xúc mỹ mãn của cái xiết chặt tay giữa Doanh nghiệp - Nông dân. Sự tác hợp bền lâu ấy cần được khắc ghi và nhắc nhớ về văn hóa ứng xử chỉ có ở công ty thủy sản biết thấu hiểu và sẻ chia.